''Bông súng- Món ăn đặc sản miền Tây mùa nước nổi''

    Bông súng có mùi thơm. Bông súng có nhiều màu: màu trắng, màu tím lục bình, màu hồng cánh sen. Thân bông súng có màu nâu. Cọng súng dài phải hai người khiêng để không làm cọng súng bị dập.

Thường người sử dụng thân bông súng để chế biến món ăn, còn phần bông thì ít khi sử dụng...

Bông súng miền Tây

    Miền Tây là vùng đất đặc biệt, nơi sản sinh ra rất nhiều loài hoa không chỉ để ngắm mà là để ăn. Ngoài điên điển, so đũa thì bông súng cũng là một trong những loại hoa (loại bông) được người dân miền Tây sử dụng như một món rau xanh, là thức ăn cho bữa cơm gia đình. Bông súng là cây trồng có rất nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười. Chính vì thế dân gian cũng có câu “Muốn ăn bông súng mắm kho, Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm”.

    Đồng Tháp nói riêng và miệt sông nước miền Tây nói chung, có khí hậu thích hợp cho cây bông súng phát triển. Vào mùa nước nổi, cây bông súng phát triển dài, người dân thu hoạch để dùng và bán.

    Bông súng trước đây là loài cây dại, mọc nơi ao hồ hay những vùng ruộng thấp. Nhiều người gọi bông súng là “thủy mộc”, không ai gieo trồng, chăm sóc nhưng vẫn xanh tốt. Nơi nào có nước, nơi đó có bông súng. Ngày xưa, vào mùa nước nổi, nguồn thực phẩm ít nên người miền Tây nghĩ cách chế biến thân cây bông súng thay cho món rau.
    Không ngờ, ngày nay, món bông súng lại trở thành đặc sản miền Tây được nhiều du khách ưa chuộng. Những bó bông súng thân mập mạp, dài đến vài mét, người ta phải cuộn tròn thành từng bó để gọn gàng và dễ vận chuyển. Và ngày nay, trong các tour du lịch Việt Nam khi nhắc về “đặc sản bông súng”, nhiều người nghĩ ngay đến miền Tây.

Các món ăn từ bông súng

    Bông súng có mùi thơm. Bông súng có nhiều màu: màu trắng, màu tím lục bình, màu hồng cánh sen. Thân bông súng có màu nâu. Cọng súng dài phải hai người khiêng để không làm cọng súng bị dập. Thường người sử dụng thân bông súng để chế biến món ăn, còn phần bông thì ít khi sử dụng. Thân bông súng được cắt khúc dùng để trộn gỏi với ngó sen, tai heo hoặc ăn như rau sống kèm với mắm kho, lẩu cá.

    Bông súng còn được người dân miền Tây chế biến ra nhiều món như canh bông súng nấu tôm, cá đồng. Từ những thân bông súng bọng nước, người miền Tây đã làm ra nhiều món ăn ngon, trong đó có món bông súng muối làm dưa dùng để kho với thịt, cá. Khi ăn, bông súng vừa có vị ngọt, vừa dai mà mặn mà.
    Ngoài ra, bông súng dùng để làm nộm (làm gỏi) cũng rất ngon. Món gỏi bông súng làm cho người ăn sự cảm nhận về vị ngọt của phù sa, vị mát thanh của vùng sông nước miền Tây. Các món ăn dân dã từ bông súng làm cho người ăn dù chỉ một lần nhớ mãi. Món ăn mang đậm hương vị đồng quê, khơi lại ký ức một thời của người dân miền Tây Nam Bộ.
    Nhiều du khách đi du lịch miền Tây vào mùa nước nổi, được thưởng thức món ăn này thì mê mẩn đến độ ghiền. Và thế là cứ mỗi khi miền Tây đến mùa nước nổi thì du khách lại tìm về miền Tây để thưởng thức đúng vị đúng món bông súng mà mình lỡ yêu thích.

Bông súng – Đặc sản mùa nước nổi miền Tây

    Bông súng được người dân miền sông nước Cửu Long xem là “hương đồng cỏ nội”, là loại “cây nhà lá vườn”. Bông súng có nhiều loại, loại được trồng trong ao hồ nở quanh năm, cọng hoa và lá rất to, thân giòn. Loại khác mọc tự nhiên ngoài đồng nhiều nhất là mùa nước nổi, cọng nhỏ hơn, mềm hơn và ngọt dịu hơn. Đặc điểm của loài cây này là vươn lên theo con nước.

    Nước càng dâng cao thì cuống lá và thân càng dài ra. Vì thế có cọng bông súng dài đến vài mét. Bông súng dài trung bình khoảng 4-5m, có cọng dài đến 7m. Mùa nước nổi năm nào bông súng phát triển nhiều, người miền Tây xem như được trúng mùa lớn. Bông súng cũng là loại cây mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân miền Tây vào mùa nước nổi.
    Cùng với bông điên điển, bông súng là “đặc sản mùa nước nổi” của miền Tây. Loài cây này vươn lên theo nước lũ, nước càng dâng cao thì cuống lá, cọng càng dài. Bông súng mọc nhiều ở những vùng thường có nước nổi như Đồng Tháp, U Minh, Long An, Tứ giác Long Xuyên. Lá trải rộng trên mặt nước và hoa màu trắng hay màu hồng vươn lên khỏi mặt nước trông rất đẹp.
    Theo lời mô tả của người dân miền Tây sống bằng nghề hái bông súng bán vào mùa nước nổi thì bông súng đồng mọc và trổ bông màu trắng rất đẹp. Cả một cánh đồng bao la rộng lớn nổi bật lên màu trắng của bông súng với mùi hương thoang thoảng. Hết mùa nước lũ, bông súng đồng cũng lụi theo. Nếu du khách đi Tour du lịch miền Tây đúng vào mùa nước nổi sẽ có cơ hội nhìn ngắm vẻ đẹp bông súng cũng như được thưởng thức các món ngon được chế biến cùng bông súng.

Nguồn: https://www.vietfuntravel.com.vn/blog/bong-sung-dac-san-mua-nuoc-noi-mien-tay.html

Post a Comment

Tin liên quan

    -->